Các Hàm Thường Dùng Trong Thiết Kế Theme Wordpress

Nội dụng của bài hôm nay: đi tìm hiểu chức năng của các hàm hay sử dụng trong công việc thiết kế them wordpress
1.bloginfo( ‘charset’ ): hàm này được gọi với tham số charset nhằm xác định charset trong <meta charset=”<?php bloginfo( ‘charset’ ); ?>” />. Charset chính là việc xác định định dạng ngôn ngữ chính của website, tiếng việt hay tiếng anh. Nếu không xác định charset, có thể website của bạn sẽ không hiển thị được tiếng việt
2.bloginfo( ‘name’ ): hàm bloginfo với đối số name sẽ có nhiệm vụ in ra tên của blog
3.bloginfo( ‘description’ ): sẽ lấy ra mô tả của blog
4.bloginfo( ‘stylesheet_url’ ):in đường dẫn tới file style
Bạn lưu ý nếu hàm chó chữ get ở đầu hàm thì hàm đó nếu bạn muốn in ra thì phải dùng echo nhé. Ví dụ: echo get_bloginfo(‘name’) sẽ bằng bloginfo(‘name’) cái này hay dùng để gán cho biến
Các hàm thường dùng trong thiết kế theme wordpress
Các hàm thường dùng trong thiết kế theme wordpress
5. get_template_directory_uri(): đường dẫn tới theme hiện đang được kích hoạt, như nói ở trên nêu dùng để gán chó biên thì dùng hàm có tiền tố get ở đầu nhé bạn. Vì vậy muôn in ra thì phải dùng thêm echo. Echo trong php là hàm để in
6.wp_title(): hàm này có nhiệm vụ lấy tiêu đề của một bài viết. Nó thường được dùng trong thẻ <title>
7.get_option( ” ): lấy giá trị của các name option có trong bảng  wp_options. Ví dụ tôi muốn lây tên của blog thì tôi sẽ dùng get_option(‘name’). Điều này sẽ tương đương với get_bloginfo(‘name’);
8.is_home(): hàm này trả về kết quả true hoặc false. Nếu khi bạn mới vào blog (trang home) thì hàm này có giá trị true.
Tương tự như vậy bạn có thể hiểu các hàm sau đây nói gì:
comments_open(), is_404(), is_admin(), is_admin_bar_showing(), is_archive(), is_attachment(), is_author(), is_category(), is_comments_popup(), is_date(), is_day(), is_feed(), is_front_page(), is_home(), is_local_attachment(), is_multi_author, is_month(), is_new_day(), is_page(), is_page_template(), is_paged(), is_plugin_active(), is_plugin_active_for_network(), is_plugin_inactive(), is_plugin_page(), is_post_type_archive(), is_preview(), is_search(), is_single(), is_singular(), is_sticky(), is_tag(), is_tax(), is_taxonomy_hierarchical(), is_time(), is_trackback(), is_year(), in_category(), in_the_loop(), is_active_sidebar(), is_active_widget(), is_blog_installed(), is_rtl(), is_dynamic_sidebar(), is_user_logged_in(), has_excerpt(), has_post_thumbnail(), has_tag(), pings_open(), email exists(), post_type_exists(), taxonomy_exists(), term_exists(), username exists(), wp_attachment_is_image(), wp_script_is()
9. wp_head(): luôn luôn gọi hàm này trong phần header. Bởi nếu không có hàm này thì các script của plugin (giống như là module) sẽ không được thêm vào thẻ head. Ví dụ jquery của một plugin chẳng hạn
10. body_class(): Bạn phải luôn luôn gọi hàm này trong thẻ body, bởi trong quá trình thiết kế theme có phần đó là ảnh và màu nền của trang sẽ được gọi thông qua hàm này
11. home_url(): In ra địa chỉ blog của bạn
Tới đây tôi xin tạm dừng, bởi học một lúc quá nhiều bạn sẽ không nắm hết, nhớ học bài thậy kỹ nhé bạn, bởi trong giai đoạn này tôi cung cấp kiến thức nên, sau này khi đi vào phần chuyển từ file html sang theme wordpress tôi sẽ không nhắc lại

Bài sau
Bài trước
Tham gia bình luận

0 nhận xét: