Tiếp tục seria bài về kiến thức và tài liệu PHP cơ bản, chúng ta sẽ có bài 2 về kiến thức tổng quan trong PHP.
Tài liệu PHP cơ bản
Ôn lại bài trước một chút, chúng ta đã có biết được môi trường hoạt động của PHP, cách xử lý file php và chương trình đầu tiên sử dụng PHP. Các bạn có thể xem lại tại đây
Sau khi kết thúc bài thứ nhất, chúng ta đã hoàn thành 1 website rất rất đơn giản rùi đó các bạn. Có nhiều người sẽ đặt câu hỏi "Làm website dễ vậy sao?". Và câu trả lời là Đúng. Tuy nhiên để có 1 website sinh động và hấp dẫn thì chúng ta còn phải làm và học rất nhiều. Bạn đã sẵn sàng cho bài thứ 2 chưa, bắt đầu nhé?
Bài 2: Kiến thức tổng quan về PHP
PHP là ngôn ngữ thông dịch được phát triển từ C và kế thừa toàn hướng đối tượng (OOP) của java.
Bài 1 chúng ta biết được "Echo" là một cách xuất nội dung ra ngoài màn hình của PHP. Nhưng ít người biết rằng còn 1 cách khác nữa. Đó chính "Printf" của C. Điều này, để chứng mình được rằng, PHP thừa kế rất nhiều từ C.
a) Biến trong PHP.
Biến là một vùng nhớ dữ liệu tạm thời có thể đổi được.
Biến trong PHP phải thỏa mãn các yếu tố sau
+ Biến bắt đầu bằng $.
+ Tên biến không được bắt đầu là số.
Trong PHP để sử dụng 1 biến chúng ta thường phải khai báo trước, tuy nhiên đối với các lập trình viên khi sử dụng họ thường xử lý cùng một lúc các công việc, nghĩa là vừa khái báo vừa gán dữ liệu cho biến.
Bản thân biến cũng có thể gãn cho các kiểu dữ liệu khác. Và tùy theo ý định của người lập trình mong muốn trên chúng.
Một số ví dụ về biến :
b) Khái niệm về hằng trong PHP.
Nếu biến là cái có thể thay đổi được thì ngược lại hằng là cái chúng ta không thể thay đổi được. Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm define theo cú pháp: define (string tên_hằng, giá_trị_hằng ).
Cũng giống với biến hằng được xem là hợp lệ thì chúng phải đáp ứng 1 số yếu tố :
+ Hằng không có dấu "$" ở trước tên.
+ Hằng có thể truy cập bất cứ vị trí nào trong mã lệnh
+ Hằng chỉ được phép gán giá trị duy nhất 1 lần.
+ Hằng thường viết bằng chữ in để phân biệt với biến
+ Để nối các hằng là các chuỗi ta sử dụng dấu "."
Ví dụ :
c) Kiểu dữ liệu trong PHP
Các kiểu dữ liệu khác nhau chiếm các lượng bộ nhớ khác nhau và có thể được xử lý theo cách khác nhau khi chúng được theo tác trong 1 script.
Trong PHP chúng ta có 6 kiểu dữ liệu chính như sau :
Sau bài này các bạn đã có những khái niệm đầu tiên về PHP, các cú pháp, các kiểu dữ liệu, và cách làm việc với môi trường PHP như thế nào. Ở bài sau, chúng ta sẽ tiếp tục tiếp cận với các thuật toán và cú pháp PHP một cách rõ ràng và quen thuộc trong các ngôn ngữ lập trình. Các bạn có thể truy cập vào đây để tìm thêm tài liệu PHP
0 nhận xét: